cart.general.title

LỆNH CẤM NHẬP NGUYÊN LIỆU NHỰA TÁI SINH VÀO TRUNG QUỐC ẢNH HƯỚNG NHƯ NÀO ĐẾN THỊ TRƯỜNG CHÂU Á?

Vào tháng Bảy năm 2017, Trung Quốc, quốc gia nhập khẩu nhựa thải lớn nhất thế giới, đã công bố quyết định thực hiện lệnh cấm nhập khẩu nhựa phế liệu và chính thức áp dụng từ ngày 1 tháng 1 năm 2018. Mục tiêu chính của Trung Quốc đằng sau động thái này là để bảo vệ sức khỏe cộng động và môi trường thông qua cắt giảm lượng nhựa thải và các chất tái sinh khác mà nước này nhận được hằng năm từ Châu Âu, Nhật Bản và Mỹ.

Trong một thời gian dài, Trung Quốc là nhà nhập khẩu rác lớn nhất thế giới, là nước tái chế rác thải nhựa của toàn cầu. Nhưng kể từ cuối năm 2017, nước này ban hành lệnh cấm nhập đối với hầu hết các loại rác thải nhựa. Theo tạp chí Smithsonian (Mỹ), một nghiên cứu gần đây cho thấy, với lệnh cấm nhập khẩu rác vào Trung Quốc, rác thải nhựa toàn thế giới đang chất đống và ngày càng nhiều lên. Ước tính sẽ có tới 111 triệu tấn rác thải nhựa tồn dư vào năm 2030 và người ta không có cách xử lý nào khác ngoài chôn, bỏ xuống biển, thay vì đưa vào nhà máy xử lý như trước. Chỉ riêng nước Mỹ đã có 37 triệu tấn rác nhựa cần phải xử lý.

Có nhiều nguyên nhân khiến Trung Quốc từ bỏ nhập khẩu rác nhựa. “Xử lý rác thải nhựa từng mang lại lợi nhuận khá cho người Trung Quốc, bởi họ có thể sử dụng hoặc bán các sản phẩm nhựa tái chế”, nhà nghiên cứu Amy Brooks của đại học Georgia, Mỹ, nói. “Nhưng rất nhiều rác thải nhựa Trung Quốc nhận về trong những năm qua có chất lượng thấp và mang lại ít lợi nhuận. Thêm nữa, trong nội địa, Trung Quốc nay cũng sản sinh rất nhiều rác thải nhựa, vì thế họ không cần phải nhập khẩu nữa”.

Bên cạnh những tác động lên ngành công nghiệp nhựa tái chế thế giới, lệnh cấp mới được áp dụng còn gây ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường polymer Châu Á. Tác động này bắt đầu xuất hiện trên thị trường PE, PP nội địa Trung Quốc vào tuần này thông qua việc đẩy giá hai sản phẩm này đi lên trong thời gian gần đây.

Một công ty thương mại PP nhận xét:”Giá nội địa tăng trong tuần này và chúng tôi nghĩ rằng xu hướng tăng giá sẽ tiếp diễn trong ngắn hạn vì nguồn cung thấp và lệnh cấp nhập khẩu nhựa thải giúp thúc đẩy nhu cầu nhựa nguyên sinh.”

Một công ty thương mại khác cho biết:”Giá PP và LLDPE tương lai trên Sàn Giao dịch Hàng hóa Đại Liên tăng vào tuần này nhờ được hỗ trợ bởi lệnh cấm nhập khẩu nhựa thải và nguồn cung từ Mỹ hạn chế. Giá hợp đồng tương lai đi lên và lượng hàng tồn kho thấp của hai đơn vị sản xuất lớn là các nhân tố đang hỗ trợ thị trường trong nước.

Hầu hết các doanh nghiệp Đông Nam Á hài lòng với lệnh cấm này tại Trung Quốc vì họ đang nhận được thêm các chào hàng nhựa tái sinh khi các nhà xuất khẩu đang tìm kiếm thị trường mới.

Một đơn vị sản xuất ABS trong khu vực chia sẻ:”Chúng tôi nghĩ lệnh cấm nhập khẩu nhựa thải vào Trung Quốc là một tin tốt đối với các nhà sản xuất ABS vì việc thiếu vắng Trung Quốc sẽ giúp mang lại doanh số tăng khoảng 10%.” Một công ty thương mại PS tại Indonesia nói:”Trung Quốc sẽ không còn nhập khẩu nhựa thải nữa và chúng tôi nghĩ điều này sẽ thôi thúc người mua sử dụng nguyên liệu nguyên sinh.”

Một công ty thương mại PET Việt Nam nhận xét:”Chúng tôi không nghĩ là giá PET sẽ giảm trong ngắn hạn vì nhu cầu sẽ cải thiện, đặc biệt là sau khi Trung Quốc thực thi lệnh cấm nhập khẩu nhựa thải.”


HÌNH ẢNH NHÀ MÁY

HÌNH ẢNH SẢN XUẤT